HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG MÁY GIẶT ELECTROLUX TỪ A ĐẾN Z

     

    Tìm hiểu các bước của chu trình giặt

    Bỏ quần áo vào lồng giặt

    Bước đầu tiên trong quy trình giặt là bạn phải biết cách mở cửa máy giặt Electrolux đúng cách. Hãy cẩn thận, nếu bạn mở quá mạnh sẽ làm hỏng máy nhanh chóng. Sau đó, cho từng chiếc quần áo vào trong máy giặt. Lúc này, nếu quần áo bị rối sẽ khiến lồng giặt bị xê dịch, vì vậy hãy tách quần áo ra từng chiếc một.

    Cho bột giặt và nước xả vải đúng định mức

    Trong bước này, bạn sẽ kéo các ngăn chứa bột giặt và nước xả ra. Dựa theo thông tin hướng dẫn nhà sản xuất về số lượng, lần lượt đổ từng loại vào trong ngăn theo định mức sử dụng cho một lần giặt. Sau khi đổ bột giặt và nước xả vào khay, hãy đóng ngăn chuyên dụng lại cẩn thận và thực hiện bước tiếp theo.

    Khi nào thì cho nước xả vải vào máy giặt để đồ luôn thơm mềm?

    Bật nút công tắt và chọn chế độ giặt

    Đây là bước bấm nút nguồn (nút ON/OFF) của máy giặt lên. Sau đó, xoay hoặc bấm nút điều chỉnh để chọn chế độ giặt phù hợp với loại quần áo của bạn. 

    Chọn nhiệt độ và tốc độ vắt

    - Temp: Ở phần này sẽ chọn nhiệt độ giặt quần áo. Bạn nên để ở mức 0 - 30 độ C để bảo vệ chất lượng vải. Một số hàng may mặc đặc biệt chẳng hạn như đồ len, đồ vải mỏng, vải dễ ra màu, đồ trẻ nhỏ sơ sinh…sẽ bền hơn khi giặt trong nước ấm.

    - Spin: Đây là tốc độ vắt quần áo. Mỗi chiếc máy giặt đều được nhà sản xuất thiết kế tốc độ quay vắt khác nhau. Tốc  độ vắt càng nhanh, chu trình vắt càng hoàn thiệnđồ giặt của bạn sẽ khô nhanh hơn. Bình thường bạn nên để ở tốc độ 800 vòng/phút.

    Hẹn giờ giặt/Trì hoãn giờ giặt

    Các máy giặt hiện đại ngày nay đều được trang bị thêm chế độ hẹn giờ giặt. Cách hẹn giờ máy giặt Electrolux sẽ có 3 mức hẹn giờ là 3h, 6h, 9h. Việc của bạn là bỏ quần áo sẵn vào trong lồng giặt rồi chọn thời gian sau mấy giờ máy sẽ bắt đầu hoạt động. Chế độ này giúp hạn chế tiếng ồn hoặc hẹn giờ bắt đầu để khi đi làm về, bạn chỉ cần lấy quần áo ra phơi rất tiện lợi.

    Cách cài đặt hẹn giờ giặt đồ trên máy giặt lồng ngang

    Ngoài ra, trong lúc sử dụng chế độ hẹn giờ giặt/trì hoãn giờ giặt, bạn có thể thao tác thêm các chức năng phụ khác như:

    - Chức năng dễ là (ủi) cho quần áo: Khi lựa chọn chức năng này, máy hoạt động đến chương trình sấy thì nút là (ủi) sẽ tác động vào để quá trình sấy giữ lại được một chút độ ẩm, giúp cho quần áo không bị nhăn, dễ là hơn.

    - Chức năng tráng giũ thêm: Chức năng này sẽ tăng thêm thời gian giũ quần áo cho bạn. Bạn nên chọn nút này khi mà giặt quá nhiều đồ hoặc giặt đồ cho người có làn da nhạy cảm. Lúc này máy giặt sẽ có mức nước tiêu thụ nhiều hơn bình thường nhưng giúp đồ được giặt sạch, kỹ hơn.

    - Chức năng giặt mạnh: Bạn nên sử dụng khi đồ bị bẩn nhiều, vải dày. Thời gian giặt sẽ tăng lên tùy theo bạn chọn số lần giặt, giúp đánh bay vết bẩn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

    Bắt đầu bấm nút giặt

    Sau khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị chu trình của máy giặt, bạn đã có thể bấm nút Start để máy bắt đầu giặt.

    Lấy quần áo ra và vệ sinh máy giặt

    Sau khi không sử dụng nữa bạn phải rút điện máy giặt và dùng khăn bông mềm chùi qua ngăn chứa xà bông, nước xả. Việc làm này sẽ giúp các ngăn tránh tình trạng bị đóng khô cứng lại và bộ phận kim loại cũng không bị rỉ sét

    Vệ sinh máy giặt theo cách sau để quần áo giặt xong không bị dính lông.

    Cách sử dụng máy giặt Electrolux với các chế độ giặt

    Sau đây là các chế độ của dòng máy giặt Electrolux:

    - Drain (xả nước ra ngoài): Chế độ này sẽ cho phép bạn xả toàn bộ nước trong máy ra ngoài.

    - Spin (vắt): Điều này có nghĩa là máy chỉ cho phép bạn vắt quần áo. Nếu bạn cảm thấy quần áo chưa khô như ý muốn thì có thể chỉnh chế độ vắt thêm lần nữa.

    - Rinse (xả): Chương trình này cho phép bạn xả tất cả quần áo mà không giặt, không vắt.

    Tìm hiểu về chế độ xả của máy giặt - Trí Tuệ Việt Nam

    - Energy Saving (giặt tiết kiệm điện): Chế độ này giúp bạn tiết kiệm điện năng khi giặt quần áo. Tuy nhiên hiệu quả giặt sẽ không cao so với cách giặt thông thường.

    - Soak (giặt ngâm): Đây là chế độ thích hợp với các loại quần áo có vết bẩn cứng đầu.

    - Sensitive Plus (dành cho da nhạy cảm): Đối với những người có làn da nhạy cảm, dị ứng với các vết bột giặt còn sót lại trên quần áo, chương trình này sẽ tăng cường xả thật sạch, giúp bảo vệ da bạn một cách hoàn hảo nhất.

    - Fast 20’ (giặt nhanh 20 phút): Đối với các quần áo dơ ít hoặc bạn muốn giặt sơ qua đồ trước khi mặc thì bạn nên sử dụng chế độ này.

    - Silk (lụa): Với chất liệu lụa dễ nhàu nát khi giặt thông thường thì chế độ này hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của vải lụa sau khi giặt xong.

    - Heavy Dirty (chế độ bẩn nhiều): Thích hợp giặt đồ bị bẩn nhiều hoặc các vết bẩn cứng đầu.

    - Wool (len): Bạn chỉ nên sử dụng chế độ này cho quần áo len được cho phép giặt bằng máy.

    - Dedicates (quần áo dễ hỏng): sử dụng trên những loại vải dễ hỏng như tơ lụa hay thổ cẩm.

    - Color (quần áo màu): Chế độ giặt các loại vải dễ ra màu.-

     Easy Iron (giặt ít nhăn): Phù hợp đối với các chất liệu quần áo có chất liệu dễ nhăn.

    - Regular (giặt thường): Ở chế độ này, máy sẽ giặt chung chương trình hết cho tất cả các chất liệu vải mà không phân biệt.

    Những lưu ý trong cách sử dụng máy giặt Electrolux

    Bỏ quần áo vào lồng giặt: Kiểm tra quần áo trước khi cho vào máy giặt. Hãy chắc chắn là các túi áo quần đều không còn sót lại vật nào bởi bất cứ những vật nhỏ nào cũng có thể là nguyên nhân gây tắc cho van xả trước khi nó hoạt động. Nên phân loại quần áo ra để chọn được chế độ giặt phù hợp. Với những quần áo vải mỏng nên chọn chế độ giặt nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng áo.

    Cho bột giặt và nước xả vải đúng định mức: Lượng xà phòng và nước xả vải được sử dụng phụ thuộc vào: số lượng quần áo, mức độ bẩn sạch của quần áo, nồng độ pH trong nước. Khi sử dụng chất làm mềm vải không được đổ cao hơn vạch MAX đã cho trong ngăn. Vì vậy, bạn nên xem xét tình trạng quần áo mà đổ một lượng phù hợp.

    Bật nút công tắt và chọn chế độ giặt

    Chọn nhiệt độ và tốc độ vắt

    Hẹn giờ giặt/Trì hoãn giờ giặt

    Điều chỉnh mức thời gian giặt hợp lý để tiết kiệm điện năng. Đối với những loại vải mỏng hay vải tơ nên giặt khoảng thời gian 2-4 phút, quần áo bình thường là 10-12 phút sau đó chuyển sang chế độ xả. Đồng thời trong quá trình máy hoạt động, bạn nên kiểm soát để điều chỉnh thời gian giặt nhằm tiết kiệm điện năng tối đa.

    Bắt đầu bấm nút giặt

    Lấy quần áo ra và vệ sinh máy giặt

    Những lưu ý khi sử dụng máy giặt

    Tại sao không nên phơi quần vào ban đêm?

    Như chúng ta đã biết, ánh nắng mặt trời rất tốt giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, vì vậy việc phơi quần áo vào ban đêm, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm, mốc và vi khuẩn sinh sôi và sương đêm xuống làm quần áo bị ẩm, có mùi hôi khó chịu. 

    Sự thật về việc phải kiêng phơi quần áo ban đêm trong tháng cô hồn để không  hút... âm khí

    Mẹo giúp quần áo không nhăn khi giặt bằng máy giặt

    Quần áo giặt bằng máy thường hay bị nhăn hơn do chế độ vắt khô cùng với tốc độ quay cực nhanh của máy. Tốc độ vắt cực cao sẽ khiến cho quần áo bị xoắn vào nhau, từ đó hình thành các nếp gấp nhăn nhúm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc giặt bằng máy giặt khiến áo quần của bạn nhăn hơn so với việc giặt tay. Mặc quần áo nhăn sẽ làm mất thẩm mỹ cũng nhưng giảm bớt vẻ đẹp quần áo mà bạn đang mặc.

     

    Phân loại quần áo theo chất liệu vải

    Mỗi loại quần áo khác nhau sẽ được làm từ nhiều loại vải vóc khác nhau. Chúng có độ cứng, nềm, dày, mỏng, chất nhuộm cũng khác nhau. Ví như quần jean sẽ cứng và dày hơn so với quần tây mỏng và mềm hơn. Các loại vải khác nhau khi cho vào giặt cùng nhau thì sẽ gây ra sự cọ xát và bám dính vào nhau, tác động khá mạnh tới nhau. Vì thế, gây ra hiện tượng nhăm nhúm.

    Bạn có đang phân loại áo quần bẩn một cách chính xác trước khi giặt? |  Cleanipedia

    Trước khi cho quần áo vào máy giặt bạn nên phân loại quần áo theo từng chất liệu vải. Ví dụ như: Quần áo bằng chất liệu cotton hay chất thun có thể giặt cùng với nhau. Quần áo bằng chất liệu vải Jean có thể giặt cùng chất vải Kaki. Nhưng nếu bạn giặt vải thun với vải Jean sẽ dễ làm chúng quấn vào nhau khiến quần áo bị nhăn nhúm.

    Bạn nên lựa chọn áo quần được may từ chất liệu vải không nhăn hoặc ít nhăn, tránh mua những loại vải dễ nhăn.

    Điều chỉnh chế độ giặt hợp lý cho từng loại vải

    Chế độ vắt quần áo cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quần áo của bạn. Bạn nên chọn các chế độ giặt dành riêng cho từng loại vải nếu chúng có sẵn trên máy giặt của bạn và chọn tốc độ vắt vừa phải, tốt nhất nên chọn chế độ vắt đồ len. Với những loại vải dễ nhăn như vải lụa, vải lanh thì nên chọn tốc độ quay thấp vì càng quay nhanh, quần áo càng bị xoắn vào nhau chặt hơn, làm chúng nhăn nhiều hơn.

    Mỗi loại vải vóc khác nhau cũng có độ bền khác nhau. Vì vậy, chúng cần được vắt khô theo những tốc độ quay vắt khác nhau của lồng giặt. Các máy giặt ngày nay không chỉ có nhiều chế độ giặt mà còn có rất nhiều chế vắt khô. Vải dễ nhăn thì nên chọn tốc độ quay thấp vì càng quay nhanh, quần áo càng bị xoắn vào nhau chặt hơn làm chúng nhăn nhiều hơn.

    Sử dụng túi giặt quần áo

    Nếu có thể, bạn hãy cho áo quần vào túi giặt để quần áo không bị quấn chặt vào nhau. Khi quần áo được cho vào túi giặt sẽ hạn chế được tình trạng quần áo bị xoắn rối vào nhau nên quần áo của bạn sẽ không còn bị nhăn nữa. Bạn nên cho các loại quần áo dễ bị hỏng như các loại vải thêu, có tua khuy, khóa kéo và khuy móc vào túi giặt hoặc có thể cho đồ lót hoặc quần áo của trẻ em, giúp tránh tình trạng quần áo bị méo mó, biến dạng cũng như bị quấn lại do tác dụng của cánh lồng giặt. Việc dùng túi giặt còn giúp hạn chế hư tổn cho quần áo của bạn khi giặt bằng máy

    Nên phơi quần áo ngay sau khi giặt xong

    Sau khi máy vừa kết thúc chương trình vắt của mình, bạn nên cho quần áo ra khỏi máy và phơi quần áo ngay để tránh hình thành nhưng nếp nhăn khi để trong máy giặt lâu. Vì trong quá trình giặt quần áo đã bị xoắn vào nhau, nếu để lâu sẽ khiến quần áo rất nhăn.

    Bạn có đang phân loại áo quần bẩn một cách chính xác trước khi giặt? |  Cleanipedia

    Khi phơi quần áo bạn nên giũ thật mạnh để quần áo được phẳng phiu. Bạn cũng có thể trải áo quần ra rồi dùng tay miết lên các nếp nhăn cho nó giảm đi.

    Dùng máy giặt lồng ngang có tính năng giặt hơi nước

    Một cách hiệu quả và hiện đại nhất là sử dụng các dòng máy giặt lồng ngang và máy giặt có công nghệ nước nóng. Với máy giặt lồng ngang, quần áo không chịu sự tác động mạnh của lực ly tâm và trọng lực như của máy giặt lồng đứng trong quá trình giặt, do đó mà quần áo ít bị nhăn hơn.

    Do lồng giặt quay theo chiều thẳng đứng nên khi dùng máy giặt lồng ngang, quần áo thường hiếm khi bị xoắn rối vào nhau như khi sử dụng máy giặt lồng đứng. Ngoài ra thì sử dụng máy giặt lồng ngang còn giúp tiết kiệm lượng nước lên đến 40% so với sử dụng máy giặt lồng đứng. Máy giặt cửa trước mặc dù có giá thành đắt hơn nhưng lại có ưu điểm hoạt động êm hơn và thiết kế theo lồng ngang sẽ hạn chế được tình trạng quần áo bị nhăn khi giặt. Một số loại máy giặt cửa trước còn tích hợp tính năng giặt hơi nước. Tính năng này giúp giảm thiểu hiệu quả các vết nhăn trên quần áo, tiết kiệm điện nước hơn, mà còn giúp quần áo có sự thẳng thớm ngay trong từng thớ vải.

    Nguyên nhân và xử lý lỗi máy giặt không vắt

    Máy giặt được sử dụng qua một thời gian sẽ phát sinh một số vấn đề, phổ biến nhất là lỗi máy giặt không vắt. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu và cách xử lý những lỗi này như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi những thông tin dưới đây.

    Máy giặt không vắt? Nguyên nhân và cách khắc phục?

    Giặt quần áo quá tải

    Một trong những nguyên nhân gây ra lỗi máy giặt không vắt được mà nhiều người hay mắc phải đó là giặt quần áo quá tải trọng của máy. Mỗi loại máy giặt đều có khối lượng tải trọng riêng, nhưng đôi khi trong quá trình giặt giũ người dùng không để ý và cho quần áo vào quá nhiều so với khối lượng cho phép, dẫn đến lồng giặt không thực hiện được quá trình vắt. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, người dùng nên chú ý cho quần áo vào máy giặt với khối lượng phù hợp.

    Cửa máy giặt bị hở

    Đối với những dòng máy giặt cửa ngang hoặc các dòng máy giặt có chức năng khóa an toàn cho trẻ nhỏ thì việc đóng nắp không kín sẽ dẫn đến lỗi máy giặt không thực hiện được chu kỳ vắt. Nên trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra cửa máy giặt kỹ càng khi bắt đầu chu trình giặt. Nếu cửa máy giặt bị hư công tắc ở cửa thì nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên sửa chữa để thay công tắc mới.

    Đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng

    Lỗi máy giặt không vắt được còn phát sinh do người dùng đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng. Khi máy giặt bị nghiêng không những làm cho máy không vắt được mà còn có thể phát ra tiếng kêu to khi trong quá trình máy hoạt động. Khi tình trạng này xảy ra, bạn kiểm tra lại vị trí đặt máy giặt nếu thấy mặt phẳng không cân bằng thì di chuyển thiết bị đến chỗ khác. Máy giặt bị nghiêng còn có thể do chân đế của máy bị rỉ sét, bạn nên hàn lại chỗ bị gỉ để tạo sự cân bằng cho máy.

    Dây curoa bị giãn hoặc đứt

    Đối với các dòng máy giặt cơ, khi sử dụng máy trong thời gian dài, dây curoa có thể bị giãn hoặc đứt khiến cho máy không thực hiện được chu kỳ vắt. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là nhờ sự hỗ trợ của nhân viên sửa chữa để thay dây curoa mới.

    Board mạch máy giặt bị lỗi

    Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho máy giặt bị lỗi không vắt được. Board máy giặt là linh kiện quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ chu trình giặt của máy. Vì vậy, khi board máy giặt bị lỗi sẽ khiến máy không giặt được, hoặc không vắt được. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên liên hệ với nhân viên kỹ thuật để kiểm tra board mạch, chạy lại chương trình.

    Nguyên nhân và cách khắc phục máy giặt bị hư board - Bảo hành điện máy Hà  Nội

    Van cấp nước bị hỏng

    Van cấp nước dùng để đóng mở cấp nước vào máy giặt khi máy hoạt động. Vì vậy, khi van bị hỏng hoặc bị kẹt không đóng lại được thì nước sẽ liên tục chảy vào lồng giặt khiến máy giặt không vắt được. Trong trường hợp van cấp nước bị hỏng, bạn cần liên hệ với thợ để sửa chữa. Nếu van chỉ bị kẹt, bạn cần vệ sinh van cấp nước ngay.

    Van xả máy giặt bị hỏng

    Van xả máy giặt có chức nawg xả nước ra ngoài sau khi máy giặt xong. Nếu van xả bị hỏng, nước không được thoát ra ngoài, máy giặt sẽ không thực hiện được chu trình vắt. Khi tình trạng này xảy ra, bạn cần nhờ thợ sửa chữa lại van xả nước.

    Máy giặt không cần bột giặt

     

    Phân loại quần áo như thế nào cho đúng trước khi bỏ vào máy giặt?

    Việc cần làm trước khi phân loại quần áo là bạn nên tập hợp quần áo bẩn của cả gia đình và phân loại chúng trước khi bỏ vào máy giặt. Bởi lẽ mỗi một loại vải sẽ có cấu tạo, tính chất khác nhau nên nếu giặt cùng một lúc sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của quần áo, thậm chí có thể gây loang màu đối với những quần áo ra màu hay quần áo trắng dễ bị xỉn màu.

    Phân loại theo màu sắc

    Nếu bạn không muốn đống đồ của mình bị pha tạp sau khi giặt thì phân loại theo màu sắc là điều rất cần thiết, đặc biệt là phân loại đồ màu với đồ trắng. Bạn có thể giặt riêng quần áo sáng màu với quần áo tối màu. Ngoài ra cũng cần đặc biệt chú ý đến các quần áo ra màu để tránh nhiễm màu khi giặt chung. Những người cẩn thận hơn có thể giặt những quần áo cùng màu với nhau.

    Đối với đồ trắng như: quần áo, tất, vỏ gối, khăn… nên giặt bằng nước nóng khoảng 50 độ (nếu như trên nhãn mác vải không có quy định gì khác). Đối với quần áo sáng màu như màu hồng, cam, xanh… thì nhiệt độ nước tối ưu để giặt là 35 độ. Quần áo tối màu như màu đen, màu xanh thẫm, màu jeans thì có đặc điểm là rất dễ ra màu. Nhiệt độ tối ưu cho dòng này rơi vào khoảng 25 độ C.

    Phân loại theo chất liệu vải và độ dày của quần áo

    Ngoài việc phân loại quần áo bằng màu sắc thì bạn cũng nên chú ý tới chất liệu vải khi giặt. Mỗi loại vải có tính chất và cấu tạo khác nhau. Do vậy, bạn không thể giặt chung với nhau trong cùng điều kiện của máy giặt được. Bạn nên giặt chung những loại vải giống hoặc có tính chất tương tự nhau để giúp tăng độ bền cho quần áo.

    Có thể phân loại như sau: đối với vải jeans, kaki thì bạn cần chế độ giặt giũ mạnh nhưng ngược lại vải cotton, vải lanh hay sợi nhân tạo… thì lại phù hợp với chế độ giặt giũ nhẹ để tránh làm hư tổn sợi vải. Ngoài ra, đối với một số loại vải đặc biệt như voan, lụa, tơ tằm… không giặt được với nước nóng hay chất tẩy mạnh thì bạn nên chọn chế độ giặt cho máy hợp lý hoặc chỉ được sử dụng phương pháp giặt khô là hơi hoặc phải giặt riêng bằng tay. Thông thường, trên mỗi nhãn mác quần áo sẽ có những ký hiệu cụ thể cho từng loại vải để giúp bạn lựa chọn chế độ giặt hợp lý nhất.

    Phân loại theo chức năng của quần áo

    Bạn còn có thể phân loại theo chức năng của quần áo như đối với quần áo mặc thường ngày, bạn có thể giặt chung với nhau. Nhưng với quần áo mùa đông như áo khoác, quần jeans… thì bạn nên giặt riêng. Bởi chúng thì thường khá nặng và hút nước nếu giặt chung cùng đồ khác có thể gây quá tải cho máy giặt dẫn đến hiệu quả giặt không đạt kết quả cao. Còn đối với đồ lót, các loại quần mỏng, có nhiều chi tiết thì nên giặt chung trong túi giặt chuyên đụng để đảm bảo được hình dáng ban đầu của quần áo. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt khăn chung với nhau chứ không nên giặt cùng với đồ khác nhé!

    Phân loại quần áo như thế nào cho đúng trước khi bỏ vào máy giặt?

    Làm thế nào khi máy giặt bị ngập nước vào mùa mưa bão?

    Khi nước thủy triều lên cao quá nhanh khiến bạn không kịp di dời máy giặt đến nơi an toàn, không bị ngập. Những lúc như vậy, chẳng may máy bị rò điện, sẽ truyền điện qua nước và làm bạn bị điện giật. Bạn hãy nhanh chóng thực tiến hành xử lý theo các bước sau:

    Bước 1: Ngắt tất cả nguồn điện của máy giặt

    Đầu tiên, bạn nên ngắt tất cả nguồn điện của máy giặt đang bị ngập nước. Còn nếu trường hợp không kịp rút điện của máy giặt trước khi bị ngập nước, hãy ngắt điện cầu dao tổng. Trong suốt quá trình trước đó, bạn nên tránh xa nguồn phát điện và các thiết bị điện để đảm bảo an toàn.

    Bước 2: Di dời máy giặt đến nơi khô ráo

    Bạn nên di dời máy giặt đến nơi cao và khô ráo hơn để không làm cho thiết bị hư hỏng nặng. Nếu không kịp di dời nó đến nơi an toàn trước khi nước ngập, bạn hãy đợi đến khi nước rút đi. Bạn có thể mua thêm chân đế để nâng máy lên một khoảng vừa phải, hạn chế thân máy không tiếp xúc trực tiếp với nước khi xảy ra nước ngập.

    Bước 3: Làm sạch các thiết bị, đồ dùng điện

    Nước mưa, nước sông khi tràn vào nhà, thường làm cho bùn đất, chất bẩn bám vào máy giặt. Bạn cần phải lau chùi sạch sẽ các chất bẩn bám cả trong lẫn ngoài của máy giặt. Nếu để bùn bám vào thiết bị, sau một thời gian, bùn sẽ hút ẩm và làm hỏng thiết bị.

    6 Cách Vệ Sinh Máy Giặt Cửa Trước Với Nguyên Liệu Đơn Giản Tại Nhà |  Cleanipedia

    Sử dụng các dụng cụ và dung dịch vệ sinh máy giặt chuyên dùng, cùng nước sạch để làm sạch toàn bộ lồng giặt và các khay đựng bên trong. Tiếp đó, dùng khăn ướt lau rửa sạch vết bẩn bên ngoài máy. Cuối dùng khăn sạch lau khô và đặt máy ở nơi thoáng để ráo hết nước bên trong.

     

    Bước 4: Làm khô các thiết bị, đồ dùng điện

    Để loại bỏ hơi ẩm còn đọng lại trong máy, bạn cần làm khô để nó có thể hoạt động bình thường trở lại. Bạn có thể mở cửa máy giặt trong một thời gian dài để khô tự nhiên. Hoặc dùng quạt máy thông thường, thổi luồng gió mạnh vào thiết bị đang ẩm để nước bốc hơi, hong khô thiết bị, linh kiện đang bị ẩm ướt bên trong.

    Bạn không nên dùng máy sấy nóng để làm khô. Vì các linh kiện điện tử không chịu được nhiệt độ cao của máy sấy.

    Bước 5: Đo điện

    Sau khi làm khô thiết bị điện xong, bạn không nên cắm điện chạy thử hay sử dụng ngay. Bởi nếu cắm điện vội vàng, thiết bị có nguy cơ chạm mạch, cháy, nổ do giữa các linh kiện vẫn còn ẩm, làm cho đồ điện dễ bị hư hỏng. Bạn cần tiến hành đo điện trở cách điện cho thiết bị. Sử dụng các dụng cụ đô chuyên dụng để đo lại điện trở máy và đảm bảo nằm trong khoảng an toàn, nhằm tránh sự cố rò rỉ điện trước khi vận hành máy trở lại.

    Nếu không chắc chắn về kết quả sấy khô thiết bị hoặc không đo được điện trở máy và không chắc chắn về tình trạng của máy, bạn nên liên hệ các trung tâm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn, sửa chữa kiểm tra lại thiết bị.

    Mức độ hư hỏng của thiết bị sẽ phụ thuộc vào tình trạng ngập nước nhiều hay ít và thời gian ngập là bao lâu. Nhưng thông thường việc để máy giặt bị ngập nước đều sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tuổi thọ.

    Zalo
    Hotline
    Vui lòng nhập tên công ty
    Vui lòng nhập địa chỉ công ty
    Vui lòng nhập mã số thuế