Hướng dẫn cách vệ sinh máy giặt Electrolux đơn giản ngay tại nhà
Vì sao phải thường xuyên vệ sinh máy giặt Electrolux
Việc theo chế độ vệ sinh máy giặt electrolux cửa trước, vệ sinh máy giặt cửa ngang electrolux thường xuyên là một việc mà bất kỳ người dùng nào cũng nên tuân thủ các chế độ vệ sinh máy giặt để đảm bảo máy có thể giặt sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Trong quá trình sử dụng, lồng giặt của máy giặt thường xuyên tiếp xúc với các cặn bẩn, vết ố, nấm mốc hay thậm chí là vi khuẩn từ quần áo... chúng không thể thoát ra bên ngoài mà chỉ có thể tồn tại theo thời gian bên trong máy.
Nếu không tuân thủ chế độ vệ sinh máy giặt electrolux bạn sử dụng trong thời gian dài mà không định kỳ vệ sinh máy giặt, các vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn... đó sẽ tác động tiêu cực đến bộ phận và động cơ của máy giặt, khiến cho máy phát sinh các tình trạng không mong muốn như:
- Vận hành chậm, gây ra nhiều tiếng ồn.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng (dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu...), đặt biệt là trẻ nhỏ và người già.
Phải thường xuyên vệ sinh máy giặt electrolux không chỉ khắc phục được những tình trạng trên mà còn giúp đem lại các lợi ích thiết thực như:
- Giúp máy hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ.
- Linh kiện không bị xuống cấp và hư hỏng.
- Loại bỏ triệt để các bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc tồn tại trong máy giặt, giúp quần áo luôn được thơm tho và sạch sẽ.
- Máy ít phát sinh các sự cố, giảm tiêu hao năng lượng.
Khi nào nên vệ sinh định kỳ máy giặt cửa ngang Electrolux
Thời gian vệ sinh máy cửa ngang Electrolux đơn giản và cách vệ sinh máy giặt electrolux toàn bộ máy:
Để duy trì cũng như đảm bảo hiệu suất vận hành của máy giặt một cách tối ưu nhất. Bạn nên vệ sinh máy định kỳ 3 tháng 1 lần. Trong trường hợp, máy giặt nhà bạn được sửa dụng thường xuyên thì các bộ phận bên trong máy cần được làm sạch 1 tháng 1 lần, điều này đảm bảo cho máy giặt của bạn hoạt động hiệu quả.
Trung bình nên vệ sinh máy giặt trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng. Vệ sinh toàn bộ máy giặc bao gồm vệ sinh lồng giặc ngoài, lồng giặc trong và khử nấm móc từ 1 đến 1.5 năm sử dụng máy giặt.
Cách vệ sinh máy giặt electrolux cửa ngang:
Bước 1: Vệ sinh bên ngoài máy giặt
Sử dụng một chiếc khăn mềm, khô ráo vệ sinh vỏ máy giặt vì vỏ máy cũng dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại lực xung quanh như độ ẩm không khí cao, dẫn đến làm hao mòn vỏ.
Bước 2: Vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả
Bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quần áo được giặt và khả năng vận hành của máy giặt. Nếu không vệ sinh ngăn chứa bột giặt và nước xả lâu ngày sẽ khiến ngăn đựng bị tích tụ, dẫn đến quá tải, làm ảnh hưởng đến máy giặt. Vệ sinh như sau:
- Tháo rời ngăn đựng ra và tiến hành vệ sinh các cặn bẩn, chất dư thừa còn đọng lại bằng nước lạnh.
- Ngâm ngăn đựng qua đêm bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng khoảng 1 đêm. Sau đó, dùng nước nóng để vệ sinh khoang chứa một lần nữa để đảm bảo không còn sót lại cặn bẩn nào.
Bước 3 Vệ sinh lồng máy giặt
Lồng giặt là bộ phận rất quan trọng đối với các máy giặt cửa ngang, vì vậy vệ sinh máy giặt cửa ngang electrolux là việc bạn nên làm sạch định kỳ 1 tuần/lần bằng cách sử dụng nước nóng pha với nước cốt chanh, dung dịch giấm hay baking soda để vệ sinh lồng giặt hiệu quả.
Hãy dùng các bột giặt chuyên dụng cho lồng giặt để hỗ trợ làm sạch cặn, vụn vải, nấm mốc còn tồn tại trong máy giặt. Chú ý mở cửa lồng giặt để tránh tình trạng bên trong máy giặt bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bước 4 Vệ sinh ống xả nước
Chú ý kiểm tra phần ống xả nước của máy giặt thường xuyên, vì bộ phận này cần được lau sạch phần tiếp xúc (khớp nối) giữa ống xả nước và máy.
Nếu có hiện tượng bám cặn, bạn hãy dùng một chiếc khăn và lau sạch nó đi. Bên cạnh đó, khi ống xả nước đã quá cũ, bạn hãy thay cho máy giặt của mình một chiếc ống mới.
Bước 5 Vệ sinh lưới lọc van cấp nước
Hệ thống lưới lọc trong máy giặt cửa ngang hỗ trợ lọc sạch các chất cặn bẩn từ quần áo cũng như nguồn nước vào máy giặt. Vì vậy, nếu không tiến hành vệ sinh lưới lọc sẽ làm cho máy giặt phát sinh tình trạng vận hành chậm do nguồn nước mà máy sử dụng dễ bị tắc nghẽn.
Để làm sạch bộ lọc cần thao tác sau:
- Tháo hết toàn bộ nguồn nước có trong máy bằng cách đóng vòi nước lại và mở nguồn điện để máy giặt hoạt động như bình thường cho đến khi không còn nguồn nước nào được bơm vào.
- Tháo rời lưới lọc ra và sử dụng bàn chải có kích thước phù hợp để vệ sinh lưới lọc, bạn không nên sử dụng lực tay quá mạnh vì lưới lọc sẽ dễ hỏng.
- Lắp bộ lọc vào trong máy và vận hành máy giặt như bình thường. Lưu ý, vệ sinh lưới lọc của van cấp nước 3 tháng/lần để hạn chế tình trạng bộ lọc bị bẩn
Bước 6 Vệ sinh cửa máy giặt
Khi vệ sinh cửa máy cần nhẹ nhàng mở nắp ra và hãy sử dụng một khăn ẩm có tẩm dung dịch tẩy rửa để làm sạch bề mặt trong lẫn ngoài của cửa máy giặt.
Dụng cụ chuẩn bị
Trước khi vệ sinh máy giặt cần chuẩn bị một số dụng cụ sau: Chất tẩy rửa (xà phòng, nước rửa chén,..), bàn chải đánh răng hoặc bọt biển, chổi quét, giẻ lau, tua vít, máy bơm áp lực (nếu có).